Thông tin Y khoa
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 55: 17 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN
Thận là cơ quan có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu cùng nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến những bệnh lý khác nghiêm trọng khác. Do vậy, một trong những phương pháp bảo vệ chức năng thận là thay đổi chế độ ăn uống.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 54: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Hiện nay Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân viêm loét dạ dày chủ yếu do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs). Lúc này, khả năng hoạt động của dạ dày sẽ yếu đi. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn thực phẩm cũng như món ăn khi lên thực đơn hàng ngày, tránh tạo thêm áp lực lên dạ dày.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 53: CÁCH PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP
Các bệnh cơ xương khớp tương đối phổ biến ở Việt Nam. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Phần lớn những bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và chẩn đoán từ rất sớm. Bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để tự bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 52: MỘT SỐ TÌNH TRẠNG THƯỜNG GẶP TRONG VÀI TUẦN ĐẦU TIÊN CỦA TRẺ SƠ SINH
Do sức đề kháng còn kém và chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc bệnh. Một số căn bệnh nhẹ có thể xử trí tại nhà nhưng các bậc cha mẹ phải biết được nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo để có thể xử trí, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 51: HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ mô cái, ảnh hưởng rất nhiều chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 50: CÚM A VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bệnh cúm A do virus cúm (Influenzae) gây ra, rất dễ lan truyền từ người sang người qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp người mang bệnh.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 49: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN C
Theo thống kê của Bộ y tế, nước ta hiện có khoảng 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Bên cạnh virus viêm gan B và rượu, virus viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Điều đáng nói là viêm gan C không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, có đến 90% người bệnh không biết mình mắc bệnh.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 48: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN B
Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Mỗi năm, có đến 884.000 người tử vong vì viêm gan B và các bệnh lý liên quan.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 47: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN A
Viêm gan A gây nên phản ứng viêm ở gan, dẫn đến đau nhức và sưng. Viêm gan A khác các loại viêm gan khác bởi vì nó thường không nghiêm trọng và không tiến triển thành viêm gan mãn tính hoặc xơ gan giống như ở viêm gan B và C.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 46: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về vi rút trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 45: GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là thuật ngữ chỉ tình trạng tích tụ chất béo trong tế bào gan diễn ra ở những người sử dụng ít hoặc không sử dụng rượu. Bệnh gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng chất béo chiếm hơn 5 – 10% trọng lượng của gan.
CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 44: BỆNH LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM
Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, đặc biệt là những bé có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột bị lồng, có thể dẫn đến hoại tử. Vì vậy, phụ huynh cần nắm được các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ để sớm đưa trẻ đi cấp cứu, được siêu âm khảo sát búi lồng và được can thiệp kịp thời.
- Trang Trước
- 1
- ...
- 22
- Trang Sau